Home Dịch Vụ Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm

by flsvn

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp phổ biến. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm nâng cao được khả năng phục hồi, để có thể ổn định cuộc sống, không ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả nhất!

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa các khoang đốt sống, có hình dạng tròn và phẳng, bên trong là lớp nhân nhầy (dạng gel) được bao quanh bởi lớp bao xơ (vòng sợi). Đĩa đệm có chức năng làm giảm xóc và làm giảm lực ma sát giữa các đốt sống trong quá trình chúng ta cử động hay di chuyển.

Thoát vị đĩa đệm Là tình trạng đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, thường hay xảy ra ở vùng đốt sống cổ (C1-C7), cột sống lưng (D1-D12) và thắt lưng (L1-L5), sau đó chèn ép lên các thụ thể cảm nhận của dây thần kinh gây ra đau đớn.

Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo 4 giai đoạn lần lượt sau:

* đĩa đệm bị phình

* Lồi đĩa đệm

* Thoát vị thực sự

* Thoát vị có mảnh rời

Nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm như: đau lưng, tê bì, nhức nhối, gây khó khăn trong việc vận, thậm chí nặng còn có trường hợp bị teo cơ hoặc bị liệt.

Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm

– Do sai tư thế lao động, làm việc và sinh hoạt.

Thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân phổ biến là do sai tư thế vận động sinh hoạt hàng ngày. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện tới khi bạn bê một vật nặng hay ngồi lâu mà không đúng tư thế.

Ngoài ra, việc tập thể dục không đúng cách cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến cột sống, gây ra thoát vị đĩa đệm.

– Bị thoái hóa tự nhiên:

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cũng có thể  do quá trình bị thoái hóa tự nhiên của cơ thể khi về già. Đây là điều khó tránh khỏi khi cơ thể bị lão hóa. Tuổi già và những bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống hay gai cột sống, cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện chủ yếu ở người có độ tuổi từ 30 – 50. Vì tuổi này, phần nước và độ đàn hồi ở bên trong lớp nhân nhầy đã bị thoái hóa dần dần theo thời gian, dẫn đến những vòng sụn bị xơ hóa, lớp nhân nhầy bị khô và đĩa đệm cũng không còn được độ đàn hồi tốt. Vì vậy, khi có một lực tác động mạnh sẽ làm nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra bên ngoài.

– Di truyền

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu trong gia đình, người thân mình có cấu trúc cột sống bất thường thì bạn cũng có nguy cơ cao bị  mắc các bệnh về cột sống, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

– Béo phì hoặc bệnh lý bẩm sinh

Người thừa cân béo phì sẽ có tỉ lệ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn so với những người bình thường khác. Vì khi đó, cột sống của bạn sẽ phải chịu một áp lực rất lớn từ phía trọng lượng của cơ thể.

Những bệnh lý bẩm sinh như: gù vẹo cột sống, hẹp ống cột sống, gai đôi cột sống, thoát vị nhân tủy, …cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.

Các triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây ra các cơn đau nhức vùng thắt lưng. Các triệu chứng như: tê bì nhức mỏi chạy dọc từ thắt lưng xuống phần mông và chân.

  • Bệnh cũng gây ra cả những cơn đau tới vùng cổ . các triệu chứng như: đau lan xuống gáy và chạy sang cả hai vai, hai cánh tay.

  • Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn gây ra cả những triệu chứng khác: đau cột sống, đau rễ thần kinh, … . Triệu chứng đau này thường sẽ xuất hiện nhiều lần, mỗi lần sẽ kéo dài từ 1-2 tuần và sau đó lại giảm. Những cơn đau có lúc âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau dữ dội.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm ở tình trạng còn nhẹ sẽ  gây ra những triệu chứng như: có cảm giác kiến bò hay bị kim châm hoặc tê cóng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn và cơn đau cũng sẽ tăng nhiều hơn.

  • Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị thoát vị đĩa đệm và mức độ bệnh nặng nhẹ mà sẽ có những triệu chứng đau khác nhau.

+ Những triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ:

* Xuất hiện cả những cơn đau lên đầu gây đau đầu, choáng váng do bị đẩy lên chèn ép các dây thần kinh trung ương

* Ðau, tê bì, mất cảm giác ở cánh tay, cổ tay hoặc bàn tay, đồng thời giảm lực ở tay.

* Đau nhức vùng gáy, vai

* Bị hạn chế các khả năng khi vận động vùng cổ: Cổ khó xoay ngang hay cúi xuống hoặc ngửa lên trên

+ các triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm vùng đốt sống thắt lưng:

* Ðau nhức, tê bì, mất cảm giác ở vùng mông, chân, trong trường hợp nặng còn có thể bị liệt hoặc teo cơ.

* Hạn chế việc cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn thắt lưng, không cúi lưng được xuống dưới thấp

* Đau vùng đốt thắt lưng và đau dây thần kinh liên sườn, đau nhiều hơn khi nằm nghiêng, hoặc bị ho.

* đau thần kinh tọa và đau thần kinh đùi bì

Các biến chứng nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời

Các biến chứng nguy hiểm như:

* Đau rễ thần kinh: Sau khi đau thắt lưng cục bộ, người bệnh sẽ đau rễ thần kinh do bị tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các triệu chứng của đau rễ thần kinh này sẽ kéo dài và lan xuống cả chân.

* Rối loạn cảm giác: Đây là biến chứng phổ biến ở khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị kèm theo cả các cảm giác nóng, lạnh và của xúc giác.

* Rối loạn vận động: Người bệnh sẽ bị hạn chế trong việc vận động, thậm chí còn có thể bị bại liệt ở cả 2 chân do bị rễ thần kinh chi phối.

* Rối loạn cơ thắt: Người bệnh bị bí tiểu hoặc bị mất kiểm soát khi đi tiểu. Cơ thắt kiểu ngoại vi khi bị rối loạn sẽ dẫn đến việc không giữ được nước tiểu gây ra tình trạng nước tiểu bị chảy rỉ không tự chủ.

Các cách phòng ngừa khi bị thoát vị đĩa đệm

Lối sống lành mạnh

* Duy trì cân nặng phù hợp cho cơ thể. Không để tăng cân quá nhanh hay quá béo hoặc quá gầy

* Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, và nên khởi động kĩ trước khi bắt đầu tập.

* Tập mạnh các khối cơ mà chi phối các động tác tập

Tư thế hoạt động phải đúng

* đầu thẳng, nhìn thẳng, tư thế thẳng, vai hơi hướng ra sau.

* Khi bê vác vật nặng, không nên để vặn cột sống mà hãy gập gối, thẳng lưng. Sau đó bê vật nặng gần người nhất, ngồi sát vào vật, bê vật lên theo phương thẳng đứng.

* Khi làm việc nên để thẳng lưng, khi xúc gì đó nên bước một chân lên trước sau đó chùng gối xuống, lấy đầu gối làm điểm tì để tránh làm xoắn vặn cột sống.

Trong công việc:

* Khi phải ngồi lâu (công sở hoặc khi lái xe), cần có thời gian nghỉ để tránh làm căng cứng các cơ.

* Khi làm việc Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống Được luôn thẳng.

* Khi ngồi làm việc để gác chân cao hơn một chút so với háng.

* Dùng ghế xoay để hạn chế việc làm xoắn vặn cột sống.

Khi có những dấu hiệu biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm ,bệnh nhân đi khám để được tư vấn điều trị. Không nên để lâu làm diễn biến bệnh nặng thêm, khi đó sẽ làm quá trình điều trị gặp khó khăn.

6. Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm.

việc điều trị thoát vị đia đệm chính là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

A. Dùng thuốc điều trị.

* Dùng thuốc Tây:

bản chất thuốc Tây y chỉ là thuốc giảm đau. Trong thuốc có thành phần giảm đau cực mạnh là concoleit, có tâc dụng giảm đau rất là nhanh. Tuy nhiên khi không sử dụng thuốc nữa thì tình trạng đau sẽ trở lại như ban đầu. Hơn nữa, khi uống nhiều thuốc Tây y còn gây ra ảnh hưởng xấu đến các chức năng gan, thận, dạ dày.

* Đông y: thuốc đông y độ cô đặc không có, độ thẩm thấu không cao nên phải dùng rất lâu mới thấy có hiệu quả. Tuy nhiên khi ngừng dùng thuốc thì tình trạng đau sẽ vẫn xảy ra. Hơn nữa, khi uống nhiều có thể còn gây ra rình trạng tích nước trong cơ thể, tê phù tay chân.

* Dân gian: bạn có thể điều trị thoát vị đĩa đệm từ các bài chữa dân gian hiệu quả. Tuy nhiên các bài thuốc này sử dụng rất mất thời gian chuẩn bị, đồng thời hiệu quả cũng không được triệt để, ngừng sử dụng thì các cơn đau vẫn xuất hiện trở lại.

B. Phẫu thuật:

Khi thoát vị nặng gây ra biến chứng như: bí đại tiểu tiện hay liệt chi thì các bác sỹ sẽ khuyên  nên phẫu thuật. Tuy nhiên, Tỷ lệ thành công của phương pháp này chỉ là 50/50, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì người bệnh có thể sẽ bị nhiễm trùng hoặc viêm sau khi mổ…. Mặt khác, chi phí phẫu thuật cao mà hiệu quả lại chỉ được 1-2 năm sẽ có thể tái phát bệnh

C. Tác động cột sống không cần dùng thuốc.

Khi có bệnh, ai cũng đi bệnh viện khám hoặc ra tiệm mua thuốc uống… tuy nhiên, ít ai biết tới là có một phương pháp rất hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe, an toàn ngay cả với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Đó chính là phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống.

Tác động cột sống là phương pháp điều trị mà không cần sử dụng tới các loại thuốc nào hay các phương pháp như châm cứu. Cơ thể chúng ta mỗi cơ quan đều được chi phối và điều khiển bởi một huyệt ngự nhất định. Mỗi tình trạng rối loạn đau nhức tại cơ quan nào cũng đều được điều khiển bởi một đốt sống trên hệ cột sống. Vì thế, để điều trị tận gốc từng loại bệnh, hãy điều trị tại gốc bệnh là tác động cột sống.

Các kĩ thuật viên sẽ dùng bàn tay kiểm tra các vị trí nhiệt độ thay đổi trên cơ thể để chẩn và tiên lượng bệnh (Không cần các thiết bị, máy móc hỗ trợ). Dùng phần mềm đầu ngón tay tác động nhu thuật theo những nguyên tắc, phương thức, thủ thuật quy định riêng biệt để phát hiện sự không bình thường của cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những tình trạng bệnh có thể điều trị hiệu quả và tận hốc bằng phương pháp tác động cột sống.

Trước tiên, sau khi xem khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, xem xét nguyên nhân và mức độ tình trang thoát vị đĩa đệm đang gặp phải, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng lực tác động lên cột sống bằng cách dạy bấm huyệt.

 Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các kỹ thuật viên sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc sai lệch, làm cho những sẹo dính kết gân cơ được bóc tách ra, và đồng thời giải phóng các kinh đang bị chèn ép dây chằng và vùng cơ mạc, ngoài ra còn làm nới lỏng căng cơ, khôi phục lại những vùngđã bị phá huỷ hay tổn thương,đào thải những căn nguyên gây ra tình trạng bệnh, các triệu chứng đau nhức. Từ đó, đưa khối thoát vị được trở về vị trí ban đầu của nó, giải phóng được các dây thần kinh đang bị chèn ép, các triệu chứng gồm đau vùng cổ gáy, đau mỏi phần thắt lưng, đau nhức chân tay do bị thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ được xóa bỏ.

Phương pháp này cũng giúp mở rộng không gian ở xung quanh các rễ thần kinh cột sống, và bảo vệ cột sống trong những hoạt động tác động mạnh lên vùng cột sống.

Việc tác động cột sống giúp kéo giãn cột sống làm giải tỏa áp lực lên cơ thể và đĩa đệm. Liệu pháp giúp tác động vào bản chất vấn đề gây đau là do dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cột sống.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, làm điều hòa âm dương và nâng cao chính khí, giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, hoạt huyết hóa ứ tiêu viêm và thư cân giãn cốt, đồng thời thông kinh hoạt lạc.

Với phương pháp này, chỉ với khoảng từ 3 đến 10 lần điều trị tùy theo sự nghiêm trọng của tình trạng bệnh thì phương pháp tác động cột sống sẽ giúp cho người bệnh phục hồi hoàn toàn, điều trị dứt điểm được tình trạng đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ.

Điều đặc biệt nữa là phương pháp tác động cột sống này rất an toàn và lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, đồng thời diêud trị được dứt điểm tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, tránh trường hợp bị tái phát trở lại.

Phương pháp này giúp cho phụ nữ có thai có thể hoàn toàn yên tâm điều trị vì lành tính và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào ảnh hướng đến thai nhi.

D. Địa chỉ khám chữa các bệnh cơ xương khớp bằng tác động cột sống.

Nếu bạn đang mong muốn được điều trị Thoát vị đĩa đệm bằng tác động cột sống, bạn có thể tìm đến phòng khám chữa bệnh Thiện Nhân có địa chỉ tại địa chỉ: 4/14 Đường 99, Phước Long A, Quận 9, TP Hồ Chí Minh.

Hoặc nếu bạn ở xa, có thể liên hệ với phòng khám qua hotline: 0336044055 để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn có những câu hỏi nào, xin hãy gửi về chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

You may also like

Leave a Comment

Translate »