Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Theo dõi dịch tễ những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H9

Theo dõi dịch tễ những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H9

bởi flsvn


Ngày 7.4, ông Võ Thanh Nhơn, quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang, cho biết ngay sau khi phát hiện ca bệnh cúm A/H9 đầu tiên trong cả nước (nguồn bệnh xuất hiện ở ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, H.Châu Thành, Tiền Giang), CDC Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành khoanh vùng, truy vết, điều tra dịch tễ những người từng tiếp xúc với bệnh nhân này.

Cụ thể, lúc 21 giờ ngày 1.4, CDC Tiền Giang nhận thông tin về ca bệnh trên từ Viện Pasteur TP.HCM, bệnh nhân đang điều tra tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM. Theo chỉ đạo của Sở Y tế Tiền Giang, CDC Tiền Giang đã phối hợp Trung tâm y tế H.Châu Thành, UBND xã Tân Lý Đông, Trạm y tế xã Tân Lý Đông, Phòng dịch tễ thuộc Chi cục Thú y vùng VI, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp H.Châu Thành xác minh thông tin ca bệnh, điều tra dịch tễ và tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch theo đúng quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tiền Giang: Theo dõi dịch tễ những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H9- Ảnh 1.

Cúm gia cầm A/H9 trên người hiện chưa có thuốc điều trị

Kết quả điều tra ghi nhận, bệnh nhân nhiễm cúm A/H9 là anh N.V.Đ (37 tuổi, làm nghề thợ hồ, ngụ ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, Tiền Giang). 

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 9.3, anh Đ. sốt, ho có đàm, bụng chướng, chán ăn. Nghi ngờ anh  Đ. bệnh về gan nên gia đình đưa anh đến khám tại bệnh viện ở TP.Mỹ Tho. Kết quả chẩn đoán anh Đ. bị gan xơ hóa và xơ gan. Bệnh nhân được tư vấn nhập viện điều trị. Đến ngày 16.3, bệnh nhân đến Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM nhập viện và hiện đang được điều trị tích cực tại đây.

Về yếu tố dịch tễ, CDC Tiền Giang không ghi nhận việc chế biến, ăn tiết canh, thịt gia cầm chưa nấu chín và không có hiện tượng gia cầm chết ở khu vực gia đình bệnh nhân Đ. đang sinh sống. Cạnh ngôi nhà bệnh nhân ở có mua bán, giết mổ thịt gia cầm. Bệnh nhân có tiền sử mắc nhiều bệnh nền và uống rượu thường xuyên trong nhiều năm.

Theo hướng dẫn của Viện Pasteur TP.HCM, CDC Tiền Giang đã tiến hành xử lý, giám sát và phòng, chống bệnh cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9). Lấy mẫu xét nghiệm trên gia cầm tại khu vực gần nhà bệnh nhân Đ, thực hiện việc khử trùng bề mặt bằng chất Cloramin B 2% cả khu vực lân cận.

Đồng thời, CDC Tiền Giang đã lập danh sách, theo dõi sức khỏe hằng ngày các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân Đ. trong vòng 14 ngày đối với người lớn và 21 ngày đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Ngành y tế tỉnh Tiền Giang khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp cấp (sốt ≥ 38°C, ho, đau họng, khó thở…) phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cúm gia cầm A/H9 trên người hiện chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, CDC Tiền Giang khuyến cáo cần thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống chín; không vận chuyển, chế biến, sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết. Và thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.



Source link

Bạn có thể thích

Leave a Comment

Translate »