Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Sưng tay, chân là dấu hiệu bệnh nguy hiểm nào?

Sưng tay, chân là dấu hiệu bệnh nguy hiểm nào?

bởi flsvn


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ giải thích về việc đổ mồ hôi ngày nắng nóng; Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc tim mạch như thế nào?…

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một trong những nơi dễ nhận thấy nhất. Sưng ngón tay, ngón chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nghiêm trọng, cần phải sớm can thiệp.

Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu dù là của bệnh nghiêm trọng nhưng lại dễ bị bỏ qua do người mắc tưởng đó là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe thông thường. Chẳng hạn, ho dai dẳng khi mắc ung thư phổi dễ bị nhầm là ho do cảm lạnh thông thường.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sưng tay, chân là dấu hiệu bệnh nguy hiểm nào?- Ảnh 1.

Sưng phù bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng như thận, gan hay suy tim

Với triệu chứng sưng ở ngón tay và ngón chân, người bệnh không được chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau:

Bệnh thận. Thận đóng vai trò quan trọng với chức năng cân bằng chất lỏng và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Khi cơ thể đang mắc bệnh thận thì chức năng thận sẽ bị suy yếu, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến phù nề một số nơi, trong đó có bàn tay và bàn chân. Những dấu hiệu khác của bệnh thận là tiểu ít, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa và tiểu ra máu.

Bệnh gan. Gan khi có bệnh sẽ làm giảm sản xuất các loại protein giúp cân bằng lượng chất lỏng trong máu. Chất lỏng sau đó sẽ rò rỉ vào các mô và gây phù nề, đặc biệt là ở bụng và chân. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 14.5.

Bác sĩ giải thích về việc đổ mồ hôi ngày nắng nóng

Đổ mồ hôi là nỗi khổ của nhiều người khi thời tiết nắng nóng. Nhưng chắc bạn không biết rằng điều này có thể có lợi cho sức khỏe một cách bất ngờ.

Đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, ẩn chứa rất nhiều lợi ích ít người biết.

Bác sĩ Sakshi Singh, chuyên gia tư vấn Nội khoa ở Bệnh viện Amrita Faridabad (Ấn Độ), giải thích những lợi ích sức khỏe của việc đổ mồ hôi vào mùa hè.

Đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, ẩn chứa rất nhiều lợi ích ít người biết

Đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, ẩn chứa rất nhiều lợi ích ít người biết

Bác sĩ Singh giải thích: Quá trình tự nhiên này, vốn thuộc sinh lý con người, đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn tăng cường sức khỏe và tinh thần theo nhiều cách không ngờ tới.

Về bản chất, đổ mồ hôi chính là hệ thống điều hòa không khí bẩm sinh của cơ thể. Khi nhiệt độ tăng, cơ thể giải phóng độ ẩm qua tuyến mồ hôi lên bề mặt da.

Khi độ ẩm này bay hơi, nó mang theo nhiệt, làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả.

Cơ chế này không chỉ giúp cơ thể đối phó với tình trạng quá nóng mà còn giúp ngăn ngừa say nắng khi thời tiết quá nóng bức. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 14.5.

Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc tim mạch như thế nào?

Người bị bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cao hơn so với người bình thường. Không những vậy, lượng đường trong máu cao thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch máu trong tim, tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường và bệnh tim là 2 bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim. Trong khi đó, người trưởng thành bị tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2-4 lần bình thường.

Người bị tiểu đường cần tránh thuốc lá vì thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim

Người bị tiểu đường cần tránh thuốc lá vì thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim

Đường huyết cao trong thời gian dài không chỉ làm tổn thương các mạch máu mà còn khiến cơ tim cứng lại, thậm chí có thể góp phần suy tim. Ngoài ra, các mảng xơ vữa cũng làm mạch máu cứng lại, gây tắc nghẽn mạch máu, làm cản trở lưu thông máu đến tim.

Để giảm các nguy cơ trên, người mắc tiểu đường cần chăm sóc sức khỏe tim bằng các biện pháp sau:

Kiểm soát đường huyết. Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là phải thường xuyên theo dõi đường huyết. Họ cần uống thuốc và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tập thể dục. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở bệnh nhân tiểu đường. Các bài tập trọng tâm là đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội. Những hình thức tập này giúp tăng cường sức bền, tăng khả năng bơm máu, cải thiện sức khỏe tim và lưu thông máu trên khắp cơ thể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Source link

Bạn có thể thích

Translate »