Đặc biệt, đối với nam giới, tỏi mang lại nhiều lợi ích hơn, theo trang tin sức khỏe Health Digest.
Đầu tiên, tỏi có thể cải thiện lưu lượng máu bằng cách tăng mức oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric là một chất làm giãn mạch, giúp các mạch máu giãn ra. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị chứng rối loạn cương dương (ED) ở nam giới.
Bằng chứng khoa học nói gì?
Nghiên cứu được công bố năm 2023 trên tạp chí y khoa Nutrition and Health, cho thấy một số loại trái cây và rau quả, đặc biệt là tỏi, có hiệu quả trong việc kiểm soát ED.
Một nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí y khoa The Aging Male, cho thấy một loại thuốc tăng cường sức khỏe ở Nhật Bản chứa chiết xuất tỏi có hiệu quả trong việc cải thiện chứng ED ở nam giới lớn tuổi.
Ngoài vấn đề lưu thông máu, tỏi còn được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục và sản xuất testosterone ở nam giới, theo một đánh giá hệ thống năm 2018 bao gồm 18 nghiên cứu thực nghiệm, được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Herbmed Pharmacology.
Nghiên cứu kết luận rằng đặc tính chống oxy hóa trong tỏi có thể cải thiện khả năng sinh sản của nam giới và tỏi cũng có thể tăng cường việc sản xuất tế bào tinh trùng và mức testosterone.
Testosterone thực hiện nhiều chức năng khác nhau ở nam giới, một trong số đó là điều chỉnh ham muốn. Allicin – một hợp chất có trong tỏi, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu lượng máu và sản xuất testosterone.
Nên tiêu thụ bao nhiêu tỏi?
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày là tốt cho sức khỏe, theo Health Digest.
Mặc dù được coi là an toàn cho hầu hết mọi người nhưng tỏi có thể gây tác dụng phụ như ợ chua, tiêu chảy và tất nhiên là hôi miệng. Vì vậy, lưu ý đừng ăn quá nhiều tỏi.