Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Làm sao để biết mình có đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột?

Làm sao để biết mình có đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột?

bởi flsvn


Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể do ăn thịt nhiễm giun chưa được nấu chín kỹ, uống nước ô nhiễm, vệ sinh kém và một số nguyên nhân khác. Không phải lúc nào nhiễm ký sinh trùng cũng gây ra triệu chứng. Điều này phụ thuộc vào loại ký nhiễm trùng mà chúng ta nhiễm, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

Làm sao để biết mình có đang bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột?- Ảnh 1.

Tiêu chảy không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiễm ký sinh trùng

Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của nhiễm ký sinh trùng là qua phân. Các loại ký sinh trùng như giun kim, giun đũa có thể xuất hiện trong phân khi đại tiện. Đây là lúc mà người mắc cần phải tẩy giun.

Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng còn xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, có chất nhầy và máu trong phân, đồng thời ngứa và đỏ quanh vùng trực tràng, âm hộ.

Đôi khi, giun kim sẽ đẻ trứng quanh vùng hậu môn vào ban đêm và gây ngứa. Gãi vùng hậu môn vào ban đêm có thể khiến trứng giun kim mắc kẹt vào dưới móng tay và lây nhiễm đến những nơi khác.

Trên thực tế, nhiễm ký sinh trùng đường ruột không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tình trạng này có nghiêm trọng hay không lại phụ thuộc vào loại ký sinh trùng và ai là người bị nhiễm. Người già, thai phụ và những người mắc các bệnh làm suy yếu miễn dịch như HIV/AIDS sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng.

Nếu nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong thời gian dài thì có thể gây thiếu máu, tắc ruột và một số vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, ký sinh trùng trong ruột sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và khiến người mắc bị thiếu chất, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Hầu hết các trường hợp nhiễm ký sinh trùng chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp, ký sinh trùng có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như trong phân có máu hoặc chất nhầy, nôn mửa thường xuyên, sốt, cơ thể mệt mỏi kéo dài và mất nước. Khi đó, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra.

Ngoài ra, các trường hợp bị tiêu chảy và đau dạ dày kéo dài hơn 2 tuần, nổi mẩn ngứa trên da thì cũng cần đi bác sĩ khám. Đôi khi, giun ký sinh trong đường ruột sẽ lây nhiễm sang các khu vực khác trên cơ thể như não, phổi và gây các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn co giật, viêm não và nhức đầu dữ dội, theo Verywell Health.



Source link

Bạn có thể thích

Translate »