Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, bùng dịch sởi

Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, bùng dịch sởi

bởi flsvn


Làm việc với Bộ Y tế cuối tuần qua, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN lo ngại gia tăng các ca, chùm ca bệnh bệnh sởi ở một số tỉnh thành và nguy cơ bùng phát trên diện rộng nếu các giải pháp về y tế công cộng khẩn cấp không được thực hiện, đặc biệt khi trẻ em đi học lại trong thời gian tới.

WHO khuyến nghị VN cần thực hiện những hành động khẩn cấp như: tiêm vắc xin ứng phó dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các chùm ca bệnh, ổ dịch hiện tại; thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho tất cả trẻ em đã bỏ lỡ tiêm chủng thường xuyên; tăng cường giám sát và sẵn sàng quản lý ca bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, vi rút sởi (Polinosa morbillarum) gây bệnh ở người, lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân (BN); có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của BN. Sởi nguy hiểm do làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể nên BN thường kèm theo biến chứng như viêm phế quản, viêm tai, tiêu chảy gây nên bởi vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi có diễn biến rất nặng.

Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, bùng dịch sởi - Ảnh 1.

VN nhận được hỗ trợ từ WHO và các tổ chức quốc tế về vắc xin và an toàn tiêm chủng

Đáng lưu ý, bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp như ho gà, bạch hầu, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.

Theo Bộ Y tế, cùng với bệnh ho gà, bệnh sởi tại một số tỉnh thành có diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch sởi, ho gà trong cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã đề nghị sở y tế các tỉnh thành lập kế hoạch phòng chống sởi, ho gà; các bệnh viện thực hiện tốt công tác thu dung người bệnh, điều trị kịp thời, hạn chế các trường hợp chuyển nặng, tử vong; triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống sởi, ho gà trên địa bàn, bao gồm triển khai tiêm chủng. Các đơn vị y tế dự phòng giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới, tiến hành điều tra, xác định nguồn lây, tổ chức khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch. Bộ Y tế dự kiến triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại 14 tỉnh thành có nguy cơ cao về dịch sởi với hơn 1,393 triệu trẻ sẽ tiêm vắc xin sởi hoặc sởi – rubella trong chiến dịch này.

Về vắc xin và tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng cho biết trẻ được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó được miễn dịch do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi. Nếu gây miễn dịch (tiêm vắc xin sởi) cho trẻ vào lúc 15 tháng tuổi thì sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao từ 94 – 98%. Với trẻ sinh ra từ người mẹ đã được gây miễn dịch bằng vắc xin sởi thì trẻ đó cũng có kháng thể thụ động của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức độ thấp và vẫn còn cảm nhiễm với bệnh sởi. Vì vậy, những trẻ này cần được gây miễn dịch sớm hơn.




Source link

Bạn có thể thích

Translate »