Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao, bất thường

Chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao, bất thường

bởi flsvn


Thông tin trên được Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết tại Hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT chiều nay 10.5.

Trong 4 tháng đầu năm, chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng gần 5.600 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023

Trong 4 tháng đầu năm, chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng gần 5.600 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam), trong 4 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc, chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng gần 5.600 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Một số tỉnh, thành phố có sự gia tăng rất lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Thọ, Hải Phòng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh…

Có tình trạng trên là do các yếu tố gia tăng về số lượt khám chữa bệnh BHYT, chi phí điều trị nội trú, ngoại trú bình quân chung và tại một số tỉnh; tỷ lệ chỉ định cấp cứu, xét nghiệm, điều trị nội trú, chẩn đoán hình ảnh…

Theo Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, hội nghị nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp thực hiện khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, kiểm soát tốt chi phí theo quy định.

Kiểm soát tốt chi phí, phòng chống lãng phí, lạm dụng

Trước tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT toàn quốc trong 4 tháng đầu năm 2024 đang có sự gia tăng cao, bất thường so với cùng kỳ năm 2023, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc liên quan và BHXH các địa phương báo cáo, đánh giá nguyên nhân, nêu giải pháp để kiểm soát tốt chi phí, phòng chống lãng phí, lạm dụng.

Để hỗ trợ BHXH các địa phương, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, cơ quan này đã xây dựng, bổ sung hệ thống tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu, yêu cầu theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT.

Theo đó, tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT của từng tỉnh sẽ được thống kê chi tiết về điều trị nội trú, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; có đánh giá, so sánh với toàn quốc, theo vùng; chỉ ra vấn đề cần tập trung kiểm tra, rà soát.

“Đây là công cụ hữu hiệu, quan trọng, giám đốc BHXH các địa phương cần tăng cường truy cập, sử dụng, phục vụ công tác quản lý; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trong giải quyết dứt điểm các vấn đề trong thẩm quyền, thống nhất rõ với sở y tế để thực hiện”, ông Hòa yêu cầu.

Về quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT, Phó tổng giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho biết, hiện nay, theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ cho phép cơ quan BHXH thông báo thường xuyên chi phí khám chữa bệnh BHYT đến cơ sở y tế, để tự rà soát, điều chỉnh hợp lý.

BHXH các địa phương cần nghiêm túc, thực hiện tốt công cụ này; đồng thời tăng cường nghiên cứu, có sáng kiến, giải pháp trong kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định, đảm bảo quyền lợi người tham gia.

Trong công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, BHXH Việt Nam yêu cầu các địa phương rà soát, sắp xếp bộ phận công tác giám định hợp lý, nâng cao hiệu quả, năng lực của phòng giám định BHYT; nghiên cứu thành lập tổ xử lý các cảnh báo về chi phí bình quân tăng cao tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Với hệ thống cảnh báo được BHXH Việt Nam cung cấp, BHXH các tỉnh cần tập trung khai thác, phân tích kỹ các chi phí tăng cao, làm rõ từng yếu tố từ đó áp dụng theo các hướng dẫn của BHXH Việt Nam để quản lý; đồng thời, tăng cường thông tin, làm việc với các cơ sở khám chữa bệnh, tạo sự đồng thuận, tiếng nói chung; thực hiện nghiêm việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác giám định BHYT…




Source link

Bạn có thể thích

Translate »