Trong những ngày nắng nóng, việc đi ra ngoài trời và thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời có thể gây tình trạng cháy nắng. Khi bị cháy nắng, da có thể bị đỏ, đau và gây cảm giác khó chịu.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng cháy nắng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
1. Nước lạnh
Về cơ bản, cháy nắng là tình trạng viêm da. Một trong những cách dễ nhất để điều trị chứng viêm là làm mát vùng bị ảnh hưởng.
Ngâm mình có thể giúp vết cháy nắng không trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế ngâm mình trong hồ bơi khi bị cháy nắng vì nước hồ bơi có chứa clo, có thể gây kích ứng da nhiều hơn.
Khi bị cháy nắng, da cũng cực kỳ nhạy cảm. Do đó, bạn nên tránh chườm đá trực tiếp vào vùng da bị ảnh hưởng.
2. Nha đam
Chất dịch bên trong cây nha đam từ lâu được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm đau dạ dày. Chất dịch của nha đam cũng có thể giúp giảm cháy nắng.
Theo đó, bạn có thể bẻ một đoạn cây nha đam và bôi trực tiếp lên da để giúp giảm đau, làm dịu vết khó chịu do cháy nắng nắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các sản phẩm gel nha đam 100% được bán tại các nhà thuốc để khắc phục tình trạng da cháy nắng.
3. Trà hoa cúc
Ngoài công dụng giúp thư giản, trà hoa cúc có thể làm dịu làn da bị cháy nắng. Để sử dụng phương pháp này, bạn cần pha trà như bình thường và để nguội. Khi trà nguội, dùng khăn sạch nhúng vào trà và đắp lên vùng bị ảnh hưởng.
4. Mặc quần áo rộng
Khi làn da của bạn đang phục hồi sau khi bị cháy nắng, bạn cần mặc quần áo rộng rãi và không để quần áo tiếp xúc nhiều vào vùng da bị ảnh hưởng. Các chất liệu vải tự nhiên rất phù hợp để mặc sau khi da bị cháy nắng, theo Healthline.
5. Uống nhiều nước
Khi đang chống chọi với tác hại từ ánh nắng mặt trời, da cần bổ sung lượng ẩm cần thiết. Do đó, bạn cần uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cho da.
Ngoài ra, để ngăn tình trạng cháy nắng, bạn cần ngồi ở những nơi có bóng râm, mặc quần áo che kín cơ thể, đội mũ rộng vành khi ra đường, tránh đi ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày, luôn bôi kem chống nắng.