Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 4 loại thực vật tránh ăn sống vì có thể gây độc; Rèn luyện 8 thói quen sau, bạn sẽ tăng thêm nhiều năm tuổi thọ; 5 vấn đề sức khỏe nam giới sau 40 tuổi cần phát hiện sớm…
Cách nấu ăn tốt cho sức khỏe
Vừa qua, Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) đã hướng dẫn cách nấu ăn giúp giữ được các chất dinh dưỡng tốt nhất.
ICMR cho biết nấu ăn mở nắp có thể đẩy nhanh quá trình mất chất dinh dưỡng.
Đậy nắp trong khi nấu ăn đã được ICMR khuyến nghị trong các hướng dẫn được công bố gần đây. Khi đậy nắp, thức ăn sẽ chín nhanh và chất dinh dưỡng được giữ lại tốt hơn do thời gian nấu ngắn hơn.
Khi nấu mở nắp, thức ăn mất nhiều thời gian hơn để chín và việc tiếp xúc với không khí sẽ làm tăng tốc độ mất chất dinh dưỡng.
Hướng dẫn của ICMR cũng nói rõ: Mặc dù nấu đậy nắp sẽ làm các loại rau lá xanh thay đổi màu sắc nhưng lại giảm thiểu sự mất chất dinh dưỡng.
Theo ICMR, các phương pháp nấu ăn như nấu nồi áp suất hoặc hấp nên được ưu tiên hơn là xào hoặc chiên vì chúng có thể làm giảm chất dinh dưỡng.
Các hướng dẫn cho biết đối với các loại rau, hấp là phương pháp nấu ăn tốt nhất để tăng mức độ chất chống oxy hóa và polyphenol.
ICMR cho biết: Riêng đối với các loại đậu, luộc hoặc nấu bằng nồi áp suất là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng dinh dưỡng của đậu vì quá trình đun sôi và nấu áp suất giúp phá hủy các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong đậu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 20.6.
4 loại thực vật tránh ăn sống vì có thể gây độc
Dù nấu chín hay ăn sống thì các loại thực vật như rau củ, trái cây đều chứa nhiều dinh dưỡng. Nhiều loại thực vật sẽ mất đi một phần dưỡng chất khi nấu chín, trong khi số khác thì nấu chín sẽ làm tăng các dưỡng chất có lợi. Bên cạnh đó, một số loại buộc phải nấu chín vì ăn sống có thể gây ngộ độc.
Ngoài vấn đề ngộ độc, một số loại thực vật nếu ăn sống cũng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tránh ăn sống các loại thực vật này.
Các loại thực vật cần được nấu chín và tránh ăn sống gồm:
Khoai tây. Khoai tây nếu luộc chín sẽ mềm, chiên sẽ giòn. Trong khi đó, khoai tây sống sẽ có kết cấu cứng khi cắn vào và mang vị đắng. Không chỉ không ngon, khoai tây sống còn có thể gây một số vấn đề khó chịu với đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của khoai tây sống là tinh bột kháng. Cơ thể chúng ta khó phân hủy loại tinh bột này. Do đó, khi đi vào ruột, một lượng lớn tinh bột kháng sẽ gây các triệu chứng khó chịu cho đường tiêu hóa.
Khoai mì. Khoai mì thường được chế biến bằng cách luộc, nướng và là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, cũng tương tự như khoai tây, khoai mì không nên ăn sống mà phải nấu chín. Nguyên nhân là do trong vỏ và thịt khoai mì đều có chứa xyanua, một chất độc có thể gây tử vong. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.6.
Rèn luyện 8 thói quen sau, bạn sẽ tăng thêm nhiều năm tuổi thọ
Nghiên cứu chỉ ra 8 thói quen có thể kéo dài thêm 24 năm tuổi thọ. Ngay cả khi bạn tập những thói quen này ở độ tuổi 40, 50 và 60.
Tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố, một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tập những thói quen sống để tăng cơ hội sống thọ hơn.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã xác định những thói quen sống có thể kéo dài tuổi thọ của bạn lên tới 24 năm.
Nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ bao gồm hơn 700.000 người đã phát hiện những người tập được 8 thói quen lành mạnh ở tuổi trung niên có thể sống thọ hơn nhiều so với những người có ít hoặc không có những thói quen này.
Những thói quen đó là:
- Siêng năng tập thể dục.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau có chứa opioid.
- Không hút thuốc.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Ăn uống lành mạnh.
- Uống rượu vừa phải.
- Có giấc ngủ ngon.
- Giao tiếp xã hội tích cực.
Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!