Home Tin TứcSức Khỏe Tình trạng thừa cân, béo phì tiếp tục tăng

Tình trạng thừa cân, béo phì tiếp tục tăng

by flsvn


Thông tin trên được nêu trong “Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại TP.HCM từ nay đến năm 2030”, do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký ban hành ngày 23.4.

Thừa cân, béo phì ở người trưởng thành 18 - 69 tuổi tại TP.HCM chiếm tỷ lệ khá cao

Thừa cân, béo phì ở người trưởng thành 18 – 69 tuổi tại TP.HCM chiếm tỷ lệ khá cao

Tỷ lệ béo phì ở trẻ và người trưởng thành đều tăng

Theo đó, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi và học sinh vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong cả nước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm trong nhiều năm và dao động ở mức dưới 5% (4,8% năm 2022), thấp hơn so với kết quả toàn quốc năm 2020 là 11,5%.

Tuy nhiên tình trạng thừa cân, béo phì tiếp tục gia tăng ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 11,1% năm 2017 lên 13,6% năm 2022 (toàn quốc là 11,1% năm 2020). Tỷ lệ này rất cao ở lứa tuổi học đường tăng từ 41,4% năm 2014 lên 43,4% năm 2020 (toàn quốc là 26,8%), cao nhất là học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ 56,9%.

Thừa cân béo phì ở người trưởng thành 18 – 69 tuổi tại TP.HCM cũng chiếm tỷ lệ khá cao 37,1% (năm 2020), trong toàn quốc tỷ lệ này ở mức hơn 20%.

Sự gia tăng thừa cân béo phì kèm theo gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm như thói quen ăn mặn, ít rau...

Sự gia tăng thừa cân béo phì kèm theo gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm như thói quen ăn mặn, ít rau…

Sự gia tăng thừa cân béo phì kèm theo gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm như thói quen ăn mặn, ít rau và trái cây, thiếu vận động thể lực so với khuyến nghị. Kết quả điều tra năm 2020 ở người 18 – 69 tuổi tại TP.HCM cho thấy, tỷ lệ ăn đủ rau, trái cây chỉ đạt 23% (toàn quốc 33%), thiếu hoạt động thể lực là 42,4% (toàn quốc 22,2%). Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường lần lượt là 8,6% và 15,5% đạt so với mục tiêu Chiến lược là dưới 12% và dưới 35%. Tuy nhiên, tỷ lệ béo bụng lên đến 38,4% và triglycerid trong máu cao chiếm 50,8%.

Báo cáo nhận định nguyên nhân khiến tỷ lệ thừa cân tăng là do thành phố đang chịu tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường thực phẩm thay đổi, việc tiếp cận thực phẩm và đồ uống không lành mạnh cũng tăng lên đáng kể cùng với các cửa hàng thực phẩm, đồ uống chế biến sẵn giá rẻ.

TP.HCM đặt mục tiêu thực hiện dinh dưỡng hợp lý để giảm suy dinh dưỡng bền vững, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và kiểm soát có hiệu quả các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí lực của người dân.

Theo đó, thành phố đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 14%; ở trẻ 5 – 18 tuổi ở mức dưới 40%; ở người trưởng thành ở mức dưới 35% vào năm 2030. Lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (15-49 tuổi) giảm xuống dưới 8 gram/ngày vào năm 2025 và dưới 7 gram/ngày vào năm 2030.

Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, người bệnh. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên.



Source link

You may also like

Translate »