Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Tác động không ngờ của khoai tây đến huyết áp

Tác động không ngờ của khoai tây đến huyết áp

bởi flsvn


Khoai tây là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, chất xơ, canxi, magiê, vitamin B6, niacin, folate cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác. Đặc biệt, hàm lượng kali dồi dào trong khoai tây có tác dụng chống lại huyết áp cao, theo chuyên trang Eating Well (Mỹ).

Tác động không ngờ của khoai tây đến huyết áp - Ảnh 1.

Luộc và hấp là những cách chế biến khoai tây rất có lợi cho sức khỏe

Ở bệnh nhân huyết áp cao, một trong những điều cần phải làm hạn chế là muối. Vì trong muối chứa lượng lớn natri. Natri khi vào cơ thể sẽ làm tăng tích tụ chất lỏng trong mạch máu, khiến cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp.

Trong khi đó, kali lại có khả năng giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa, làm giãn thành mạch máu và giúp máu lưu thông nhiều hơn. Các tác động này giúp giảm huyết áp.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Annals of Medicine cho thấy tăng lượng canxi, magiê và vitamin C trong chế độ ăn cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng có trong khoai tây.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo khoai tây dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Dù là tinh bột phức tạp nhưng ăn nhiều khoai tây cũng có thể gây thặng dư calo và tăng cân.

Tăng cân sẽ khiến tỷ lệ mỡ trong cơ thể tăng lên, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy tăng cân cũng là yếu tố dẫn đến huyết áp cao.

Do đó, ăn khoai tây ở mức độ vừa phải và điều độ sẽ giúp tận dụng được lợi ích dinh dưỡng từ loại thực vật này, đồng thời tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Cách tốt là mọi người chỉ nên ăn khoai tây như một phần của chế độ ăn hằng ngày, kết hợp khoai tây với nhiều loại thực vật lành mạnh khác. Khi đó, các dưỡng chất trong khoai tây sẽ giúp ngăn ngừa và góp phần kiểm soát huyết áp cao.

Ngoài ra, cách chế biến khoai tây cũng rất quan trọng. Mọi người nên hạn chế ăn khoai tây chiên cũng như những cách chế biến khoai tây dùng nhiều muối, đường, bơ, dầu ăn hay các loại chất béo không lành mạnh.

Khi đó, khoai tây sẽ không còn là món lành mạnh nữa mà lại chứa nhiều dầu mỡ, muối và có hàm lượng calo cao. Ăn nhiều sẽ dễ gây tăng cân, tăng đường huyết và huyết áp. Do đó, những cách chế biến khoai tây thân thiện nhất với sức khỏe là luộc, hấp và nướng, theo Eating Well.




Source link

Bạn có thể thích

Translate »