Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Lý do nên thêm khổ qua vào chế độ ăn

Lý do nên thêm khổ qua vào chế độ ăn

bởi flsvn


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cảnh báo ngộ độc methanol; Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?; Vì sao có người dị ứng với bơ?…

Lợi ích sức khỏe của khổ qua

Khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, là loại quả phổ biến trong ẩm thực Việt Nam.

Khổ qua có vị đắng đặc trưng, mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe. Bà Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, chia sẻ những lợi ích của khổ qua và nêu lý do vì sao bạn nên thêm khổ qua vào chế độ ăn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lý do nên thêm khổ qua vào chế độ ăn- Ảnh 1.

Khổ qua có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giảm viêm. Theo nghiên cứu, khổ qua sở hữu các đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm mạn tính.

Ngoài ra, khổ qua còn giúp giảm đường huyết và cải thiện đáng kể các triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Kiểm soát cân nặng. Khổ qua có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng nhờ khả năng tăng cường sử dụng carbohydrate và hạn chế tích mỡ.

Tuy nhiên, khả năng giảm cân của khổ qua không nhiều. Do đó, khổ qua chỉ nên được sử dụng như một phần trong chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để hỗ trợ giảm cân.

Kiểm soát bệnh tiểu đường. Khổ qua có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng tiết insulin. Chúng có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 26.7.

Vì sao có người dị ứng với bơ?

Bơ chứa đầy chất béo lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, C và K. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn.

Nếu gặp các triệu chứng như khó thở sau khi ăn trái bơ có thể bạn đã bị dị ứng với bơ. Hóa ra, bơ có thể gây dị ứng ở những người không dung nạp histamine, gọi là dị ứng bơ, vì bơ là thực phẩm có hàm lượng histamine rất cao.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lý do nên thêm khổ qua vào chế độ ăn- Ảnh 2.

Bơ chứa đầy chất béo lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, C và K

Chuyên trang y tế WebMD lưu ý rằng người không dung nạp histamine không thể xử lý hiệu quả histamine được đưa vào cơ thể. Theo thời gian, nồng độ histamine trong cơ thể tăng cao, làm tăng khả năng gặp phải các tác dụng phụ, từ các triệu chứng cảm lạnh thông thường và mệt mỏi đến phản ứng đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, điều lạ lùng là: Nhiều người không biết rằng các triệu chứng họ gặp phải khi ăn bơ là tình trạng không dung nạp histamine.

Bởi vì các triệu chứng này khá giống với triệu chứng của nhiều tình trạng khác. Điều này làm cho “không dung nạp histamine” trở nên khó chẩn đoán và điều trị.

Theo nghiên cứu năm 2018 đăng tên tạp chí về thực phẩm Foods, hàm lượng histamine trong quả bơ là 23 mg/kg – mức đủ cao để gây ra triệu chứng không dung nạp histamine.

Theo hướng dẫn của tạp chí của Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực Mỹ Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics, nếu nghi ngờ dị ứng bơ, bạn hãy thử tránh ăn bơ trong vài tuần. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.7.

Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?

Suy thận mạn là một bệnh lý không lây, diễn tiến từ từ và hầu như không hồi phục.

Theo BS CKII Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, suy thận mạn là một bệnh lý không lây, diễn tiến từ từ và hầu như không hồi phục. Tuy chế độ dinh dưỡng không giúp người bệnh phục hồi được chức năng thận nhưng nếu người bệnh không có chế độ ăn phù hợp và không kiêng khem đúng mực thì các thực phẩm chuyển hóa sẽ tăng gánh nặng cho thận.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lý do nên thêm khổ qua vào chế độ ăn- Ảnh 3.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh suy thận

Khi thận làm việc quá tải sẽ dẫn đến hậu quả làm cho thận bị giảm chức năng và dễ diễn tiến đến các giai đoạn bệnh nặng hơn, thậm chí có thể phải chạy thận nhân tạo.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh suy thận (nhất là người bệnh đang trong các giai đoạn chưa phải chạy thận nhân tạo) nhằm giúp người bệnh duy trì được chức năng thận trong thời gian lâu dài. Làm chậm diễn tiến của quá trình suy thận, giảm nguy cơ phải chạy thận nhân tạo.

BS CKII Nguyễn Thị Diễm Hương cho biết chế độ dinh dưỡng thông thường sẽ phải tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định cụ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng đa phần sẽ theo nguyên tắc giảm muối, giảm kali, giảm phốt pho, giảm đạm và uống nước đúng cách.

Đạm hay còn gọi là protein, sản phẩm chuyển hóa của protein là urê. Khi ăn quá nhiều đạm trong ngày thì lượng urê sẽ tăng cao trong máu thận không lọc hết được, gây nên hội chứng urê huyết cao dẫn đến tình trạng suy thận nặng hơn. Ăn đúng lượng và loại đạm sẽ giúp bảo vệ thận, làm chậm tiến triển bệnh thận.

Đối với người bình thường, lượng đạm cho phép mỗi ngày là 1 gram/1 kg cân nặng.

Lượng đạm cho phép mỗi ngày đối với người bệnh suy thận thận giai đoạn 1 và 2 là 0,8 gram đạm/kg cân nặng. Ví dụ: Người nặng 50 kg, lượng đạm cho phép hằng ngày: 0,8 x 50 = 40 gram đạm/ngày. Ở giai đoạn 3, lượng đạm sẽ vào khoảng 0,6 gram/kg cân nặng/ngày. Ở giai đoạn 4 – 5, lượng đạm có thể từ 0,4 – 0,6 gram/kg cân nặng/ngày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Source link

Bạn có thể thích

Translate »