Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ những bài thuốc từ vỏ chanh giúp trị ho, cảm cúm hiệu quả; Dấu hiệu nhận biết cục máu đông ở tim, não và chân; Sụt cân không rõ nguyên nhân, coi chừng là ung thư!…
6 thói quen buổi sáng giúp giảm nhanh mức cholesterol cao
Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bắt đầu ngày mới bằng những việc làm lành mạnh có thể mở đường cho việc cải thiện sức khỏe và tinh thần. Để giảm cholesterol một cách tự nhiên, có một số thói quen buổi sáng có thể giúp ích.
Sau đây là 6 thói quen buổi sáng đã được khoa học chứng minh có thể giúp giảm nhanh mức cholesterol cao.
Thiền 10 phút. Thiền buổi sáng có thể giúp giảm mức độ căng thẳng, từ đó có thể làm giảm mức cholesterol xấu. Hãy dành 10 phút để ngồi yên lặng và tập trung vào hơi thở. Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san học thuật Psychosomatic Medicine, thực hành thiền chánh niệm có thể giúp giảm mức cholesterol xấu.
Đi bộ buổi sáng. Tập thể dục buổi sáng có thể giúp tăng mức cholesterol tốt và giảm mức cholesterol xấu. Hãy cố gắng đi bộ một đoạn ngắn quanh khu nhà hoặc chạy bộ trong công viên với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim mạch Mỹ, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể làm tăng mức cholesterol tốt lên 5%.
Nhâm nhi 1 tách trà xanh. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa catechin – chất này được chứng minh là làm giảm mức cholesterol xấu. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm mức cholesterol xấu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 29.7.
Dấu hiệu nhận biết cục máu đông ở tim, não và chân
Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, có thể âm thầm hình thành trong cơ thể mà không gây triệu chứng. Ở bất kỳ vị trí nào, máu cũng có thể đặc lại và hình thành cục máu đông. Nếu chúng không tự vỡ ra mà di chuyển khắp cơ thể thì sẽ gây nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Có 2 loại cục máu đông là huyết khối tĩnh mạch và huyết khối động mạch. Huyết khối tĩnh mạch xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, trong khi huyết khối động mạch thì cục máu đông sẽ hình thành trong động mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cứ 2 người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu thì sẽ có 1 người không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng xuất hiện thì cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tùy vào vị trí cơ thể mà cục máu đông sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau:
Cục máu đông ở chân. Cục máu đông xuất hiện ở chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như sưng đau, viêm và xuất hiện vết đỏ trên da chân. Nếu cục máu đông lớn, cơn đau sẽ trở nên dữ dội.
Những người có nguy cơ cao bị cục máu đông ở chân là người béo phì, mắc bệnh viêm ruột, chấn thương, mang thai hay nằm, ngồi lâu và ít di chuyển. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 29.7.
Bác sĩ chia sẻ những bài thuốc từ vỏ chanh giúp trị ho, cảm cúm hiệu quả
Vỏ chanh chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa có thể sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc trị ho, cảm cúm, hỗ trợ sức khỏe răng miệng.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, mặc dù vỏ chanh thường bị vứt đi nhưng nghiên cứu cho thấy nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa của vỏ chanh có thể hỗ trợ sức khỏe răng miệng, miễn dịch và tim mạch. Nó thậm chí có thể có một số đặc tính chống ung thư.
Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả được kết hợp từ vỏ chanh và nhiều loại dược liệu lành tính khác mà chúng ta có thể tham khảo.
Bài thuốc chữa bệnh ho. Sử dụng 10 g rễ và vỏ cây chanh, 10 g vỏ rễ cây dâu tằm, 8 g lá trắc bá mang đi thái nhỏ rồi sao vàng. Kế tiếp, sắc hỗn hợp thuốc với 200 ml nước, đến khi nước cạn còn 50 ml thì chắt lấy nước dùng trong ngày.
Cách thứ hai: 12 g vỏ chanh, 10 g lá chua me đất hoa vàng, 8 g lá hẹ, 8 g lá xương sông, 5 g hạt mướp đắng, 2 g phèn chua sắc lấy nước uống. Trước khi uống, có thể cho vào 1 – 2 thìa cà phê đường để dễ uống hơn.
Chữa đau, sâu răng. Nguyên liệu: 12 g vỏ chanh tươi; 10 g vỏ cây lai; 10 g rễ cây cà dại; 10 g vỏ cây trám. Các nguyên liệu cho vào nồi và sắc đến khi dung dịch cô đặc lại. Mỗi lần sử dụng, ngậm một ngụm trong miệng khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ để điều trị đau răng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!