Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Liệu pháp miễn dịch được kỳ vọng giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi

Liệu pháp miễn dịch được kỳ vọng giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi

bởi flsvn


Hội thảo khoa học liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm được Bệnh viện K T.Ư tổ chức hôm nay 13.4, tại Hà Nội với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu tại Việt Nam và nước ngoài.

Tiến bộ trong điều trị giảm nguy cơ tái phát với các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phát hiện sớm

Tiến bộ trong điều trị giảm nguy cơ tái phát với các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phát hiện sớm

TƯ  LIỆU TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU

Theo Bệnh viện K T.Ư, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong thuộc hàng cao nhất trong các bệnh lý ung thư ở Việt Nam. Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.

Trước đây, điều trị bổ trợ hóa chất sau phẫu thuật là liệu pháp điều trị được áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát với các bệnh nhân này cao, mặc dù đã được phẫu thuật triệt để và điều trị hóa trị bổ trợ.

Tại hội thảo, GS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K T.Ư, chia sẻ tái phát sau điều trị là một vấn đề người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ phải đối mặt, dù được chẩn đoán và điều trị sớm. “Liệu pháp miễn dịch với kết quả giảm tỷ lệ tái phát sẽ là một trong những phương pháp trong điều trị đa mô thức”, GS Quảng đánh giá.

Giảm nguy cơ tái phát

Thông tin tại hội thảo cho biết, các nghiên cứu được công bố quốc tế cho thấy liệu pháp miễn dịch giúp giảm 34% nguy cơ tái phát bệnh hoặc tử vong ở những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Nguy cơ này có thể giảm hơn nữa nếu bệnh nhân có tỷ lệ bộc lộ thụ thể PD-L1 cao.

GS Lê Văn Quảng chia sẻ về một số tiến bộ trong điều trị ung thư phổi

GS Lê Văn Quảng chia sẻ về một số tiến bộ trong điều trị ung thư phổi

Tại Việt Nam, năm 2023, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật và điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.

Qua thực tế điều trị, PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nam 70 tuổi, được phát hiện ung thư phổi từ năm 2020, khi đi khám sức khỏe định kỳ. Khi đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi (phải) không tế bào nhỏ, có PD-L1. Bệnh nhân có em trai mắc ung thư phổi mất năm 2010.

Sau quá trình điều trị phẫu thuật cắt nội soi thùy phổi có u, nạo vét hạch, đánh giá sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng hóa trị và điều trị bổ trợ bằng liệu pháp miễn dịch, tái khám định kỳ. Hiện, sau hơn 3 năm, bệnh nhân ổn định, chưa phát hiện tái phát.

Theo PGS Phương:”Điều trị bổ trợ bằng miễn dịch sau phẫu thuật và điều trị hóa chất với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm giúp ngăn ngừa tái phát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân”. 

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.

Ung thư phổi được chia ra thành 2 loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 80% ) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20%). 

Hiện, khoảng 30% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

(Bệnh viện K T.Ư, Bộ Y tế)



Source link

Bạn có thể thích

Translate »