Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 3 lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của măng cụt; Sầu riêng béo ngon, nhiều lợi ích nhưng vì sao không nên ăn quá nhiều?; Bất ngờ với tác dụng kỳ diệu của đi bộ sau giờ làm…
Tại sao có cảm giác khó chịu ở phổi khi chạy bộ?
Nhiều người mới bắt đầu chạy bộ thường gặp phải cảm giác khó chịu ở phổi khi cố gắng quá sức. Điều này là do khi chạy, cơ thể cần nhiều oxy hơn, buộc phổi phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu.
Cảm giác khó chịu ở phổi khi chạy bộ thường sẽ tự khỏi sau vài phút nghỉ ngơi.
Nguyên nhân phổi bị đau khi chạy bộ
Mới bắt đầu chạy bộ: Theo Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA), để tập thể dục, máu và oxy cần được bơm đi khắp cơ thể. Tim và phổi của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn để giúp bạn duy trì hoạt động. Nếu trước đây bạn chưa chạy nhiều hoặc thể lực yếu, bạn có thể bị khó thở khi chạy.
Thở bằng miệng: Việc thở bằng miệng không đưa oxy vào phổi tốt như khi thở bằng mũi, theo Bệnh viện Houston Methodist. Khi thiếu oxy, bạn sẽ cảm giác khó chịu ở phổi.
Thời tiết lạnh: Chạy bộ trong thời tiết lạnh càng dễ khiến phổi bạn bị đau. Theo ALA, không khí lạnh và khô sẽ kích thích phổi, đặc biệt là khi bạn hít thở nhiều, nhanh trong lúc chạy.
Không khí ô nhiễm: Chạy bộ ngoài trời trong điều kiện không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi có thể khiến bạn khó thở hoặc đau rát hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.6.
3 lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của măng cụt
Là loại trái cây phổ biến có nguồn gốc từ Đông Nam Á, măng cụt được mệnh danh là ‘nữ hoàng của các loại trái cây’ bởi vị chua nhẹ thêm chút ngọt thanh.
Măng cụt có nhiều lợi ích sức khỏe nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Sau đây, chuyên gia dinh dưỡng Amy Brownstein, nhà tư vấn dinh dưỡng người Mỹ, chia sẻ những lợi ích của quả măng cụt.
Ngăn ngừa bệnh mạn tính, giúp sống thọ. Măng cụt là nguồn cung cấp chất xơ đáng kể, vốn là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, ung thư đại trực tràng và tử vong sớm.
Cải thiện độ nhạy insulin. Chiết xuất măng cụt có thể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách làm cho cơ thể nhạy hơn với insulin. Độ nhạy insulin là mức độ cơ thể phản ứng với insulin, loại hormone chịu trách nhiệm đưa glucose (đường) ra khỏi máu và vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy bổ sung 400 mg chiết xuất măng cụt mỗi ngày trong 26 tuần đã giảm đáng kể nồng độ insulin và các dấu hiệu viêm ở phụ nữ béo phì, theo Verywell Health.
Tác dụng chống ung thư. Nhờ đặc tính chống oxy hóa, măng cụt được chú ý vì được sử dụng làm chất bổ trợ trong điều trị ung thư. Măng cụt cũng có thể tăng cường hiệu quả của một số loại thuốc trị ung thư. Chiết xuất măng cụt có thể giảm bớt tác dụng phụ hoặc tăng hiệu quả của thuốc điều trị ung thư. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.6.
Sầu riêng béo ngon, nhiều lợi ích nhưng vì sao không nên ăn quá nhiều?
Sầu riêng chứa hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng cũng sẽ gây ra các tác hại cho sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết sầu riêng chứa các vitamin như vitamin-C, axit folic, thiamin, riboflavin, niacin, B6 và vitamin A. Các khoáng chất quan trọng như kali, sắt, canxi, magie, natri, kẽm, phốt pho cũng được tìm thấy trong sầu riêng.
Sầu riêng có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:
Giảm tình trạng thiếu máu và hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh: Sầu riêng chứa lượng folate hoặc axit folic cao, rất cần thiết trong việc sản xuất huyết sắc tố. Hơn nữa, sự hiện diện của folate trong sầu riêng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì thúc đẩy sự phát triển mô thường xuyên, bảo vệ não và cột sống của thai nhi đang phát triển.
Duy trì xương khỏe mạnh: Sầu riêng chứa một số kim loại vi lượng bao gồm canxi và kali. Mặc dù lượng canxi có trong sầu riêng rất thấp nhưng lượng kali có trong sầu riêng vẫn đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
Cải thiện triệu giấc ngủ: Sầu riêng chứa các axit amin được gọi là tryptophan – một hợp chất gây ngủ tự nhiên. Tryptophan cần thiết để tăng mức độ serotonin và melatonin. Serotonin rất cần thiết để giảm căng thẳng, mất ngủ, lo lắng, thèm ăn cũng như trầm cảm. Ngoài ra, những loại hormone này còn giúp kiểm soát chức năng giấc ngủ và có thể được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!