Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Chuyên gia chỉ cách đi bộ theo từng cấp độ

Chuyên gia chỉ cách đi bộ theo từng cấp độ

bởi flsvn


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cẩn trọng với quảng cáo ‘đảo ngược lão hóa’ khi truyền NAD+; Không đến được phòng gym, tập ở nhà thế nào để duy trì thể lực?; Phân có máu: Khi nào là dấu hiệu của ung thư ruột?…

Bạn nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày là tốt nhất?

Đi bộ vào buổi sáng không chỉ là một thói quen mà còn là nền tảng của lối sống lành mạnh. Khi mặt trời mọc, đi bộ nhanh có thể tiếp thêm sinh lực cho cả cơ thể và tinh thần để khởi động ngày mới.

Đi bộ từ lâu được biết đến giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao tinh thần và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuyên gia chỉ cách đi bộ theo từng cấp độ- Ảnh 1.

Có thể bắt đầu đi bộ từ sáng sớm

Các chuyên gia ở Wellness Corner – Công ty giải pháp chăm sóc sức khỏe hàng đầu Ấn Độ, cho biết quãng đường bạn nên đi bộ mỗi sáng tùy thuộc vào mức độ thể lực, mục tiêu sức khỏe và lịch trình của bạn. Sau đây là một số hướng dẫn giúp bạn xác định quãng đường phù hợp với mình.

Cấp độ mới bắt đầu. Nếu bạn mới bắt đầu đi bộ hoặc đã ngừng trong một thời gian, hãy bắt đầu với quãng đường ngắn. Đặt mục tiêu đi bộ 2-3 km mỗi ngày. Khoảng cách này có thể phù hợp với người mới bắt đầu, giúp tăng dần sức bền. Điều quan trọng là bắt đầu chậm và tăng dần đường đi theo thời gian để tránh gắng sức quá mức và chấn thương tiềm ẩn.

Trình độ trung bình. Nếu bạn hoạt động vừa phải và muốn duy trì thể lực, hãy đặt mục tiêu đi bộ 3-5 km mỗi ngày. Khoảng cách này mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe mà không tốn quá nhiều thời gian. Đi bộ nhanh cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát cân nặng. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.8.

Phân có máu: Khi nào là dấu hiệu của ung thư ruột?

Nếu máu trong phân có màu đen sệt thì rất có thể vị trí chảy máu nằm ở phía trên đường tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày. Tuy nhiên, nếu máu trong phân có dạng đỏ tươi thì khả năng là vị trí chảy máu là ở trực tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến có máu trong phân, từ bệnh trĩ, nứt hậu môn hay bệnh viêm ruột mạn tính Crohn. Trong đó, ung thư đại trực tràng cũng có thể khiến có máu trong phân.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuyên gia chỉ cách đi bộ theo từng cấp độ- Ảnh 2.

Máu trong phân kèm theo đau bụng kéo dài có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư mà tế bào bệnh hình thành trong mô ruột kết và trực tràng. Ruột kết là phần đầu của ruột già, trong khi trực tràng là phần cuối ruột già.

Các chuyên gia cho biết nếu thấy máu đỏ tươi trong phân thì khả năng cao máu đó xuất phát từ ruột kết hay trực tràng. Dù có máu trong phân là triệu chứng của ung thư đại trực tràng nhưng không phải mọi trường hợp có máu đều là ung thư. Do đó, cách tốt nhất khi phát hiện triệu chứng này là hãy sớm đến bác sĩ kiểm tra.

Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng trị khỏi mà còn tránh để tế bào ung thư lan đến các vùng khác trong cơ thể, từ đó đe dọa tính mạng.

Ngoài có máu trong phân, ung thư đại trực tràng sẽ kèm theo các triệu chứng sau:

Đau bụng. Nếu phân có máu kèm theo đau bụng kéo dài, không rõ nguyên nhân thì người mắc cần đi khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt, những cơn đau dạng này sẽ không thuyên giảm dù có dùng thuốc.

Đầy hơi. Một triệu chứng khác của ung thư đại trực tràng là đầy hơi. Đầy hơi thường sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, với ung thư đại trực tràng thì đầy hơi sẽ kéo dài không khỏi. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.8.

Không đến được phòng gym, tập ở nhà thế nào để duy trì thể lực?

Trong những ngày không thể đến phòng tập gym, để duy trì thể trạng và đốt calo, các chuyên gia khuyến cáo một số bài tập có thể thực hiện tại nhà.

Đây đều là những bài tập có thể thực hiện trong không gian nhỏ và ở bất kỳ đâu. Thậm chí, các bài tập này cũng không cần bất kỳ thiết bị tập luyện nào.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuyên gia chỉ cách đi bộ theo từng cấp độ- Ảnh 3.

Mountain Climber là bài tập mô phỏng lại động tác leo núi, giúp tăng cường cơ cốt lõi, bắp chân và cải thiện sức khỏe tim

Những bài tập mọi người có thể thực hiện tại nhà vào những ngày không thể đến phòng gym gồm:

Squat. Squat, hay còn gọi là ngồi xổm, là loại bài tập dù đơn giản nhưng có thể mang lại nhiều tác động tích cực với sức khỏe. Nếu thực hiện đúng thì squat sẽ tác động đến cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo, cơ mông cùng một số nhóm cơ chân quan trọng khác.

Loại bài tập này có thể được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau. Với người mới, họ có thể tập với squat mà không mang tạ. Nhưng khi đã quen, người tập có thể mang theo tạ hay nâng số lượng động tác mỗi hiệp.

Tuy nhiên, với những người tập ở nhà, nếu không có tạ thì vẫn có thể thay thế bằng những vật dụng khác, chẳng hạn như cặp sách. Mỗi hiệp tập nên thực hiện 5 đến 10 lần, ít nhất 3 hiệp.

Hít đất. Hít đất là một trong những bài tập tốt nhất nhắm đến nửa thân trên mà không cần tạ. Có rất nhiều biến thể của hít đất. Với người mới, chúng ta có thể bắt đầu bằng động tác hít đất với 2 tay chống lên tường. Khi đã quen, người tập có thể hít đất với 2 tay chống xuống đất hay kê cao ghế ở chân. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Source link

Bạn có thể thích

Translate »