Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Thời gian tập thể dục tốt cho người ngồi nhiều

Thời gian tập thể dục tốt cho người ngồi nhiều

bởi flsvn


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người bệnh suy thận hạn chế ăn gì?; 3 loại thuốc cần tránh uống trước khi đi ngủ; Cách giảm cân không cần ăn kiêng…

Người ngồi nhiều tập thể dục thế nào để phòng bệnh?

Nhiều bằng chứng cho thấy lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư và rút ngắn tuổi thọ. Một nghiên cứu mới đây phát hiện thời lượng tập thể dục tối thiểu để khắc phục những tác hại của ngồi nhiều.

Trong nghiên cứu mới đây đăng trên chuyên san British Journal of Sports Medicine, các nhà khoa học Na Uy đã phân tích dữ liệu thông tin sức khỏe của gần 12.000 người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên. Các dữ liệu này được thu thập trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2019.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời gian tập thể dục tốt cho người ngồi nhiều- Ảnh 1.

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như tim mạch hay ung thư

Kết quả cho thấy những người ngồi hơn 12 giờ/ngày có khả năng tử vong cao hơn 38% so với những người ngồi 8 giờ/ngày. Trong khi đó, những người có hoạt động thể chất từ cường độ vừa phải đến mạnh trong 20 đến 25 phút/ngày sẽ có nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể ngay cả khi họ ngồi nhiều.

Nghiên cứu cũng cho thấy thời lượng tập tăng thì nguy cơ tử vong tiếp tục được kéo giảm. Nhóm nghiên cứu phát hiện nguy tử vong sớm sẽ giảm đến mức ổn định khi tập khoảng 40 phút/ngày.

Với những người ngồi nhiều, tập thể dục 20 đến 25 phút/ngày là thời lượng tập tối thiểu. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải tập mỗi ngày. Chẳng hạn, chúng ta có thể tập 50 phút/ngày và 3 ngày trong tuần. Tổng thời lượng tập là 150 phút/tuần. Thời lượng trung bình tập mỗi ngày là gần 22 phút/ngày, vẫn nằm trong mức khuyến nghị là 20 đến 25 phút/ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.7.

3 loại thuốc cần tránh uống trước khi đi ngủ

Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công việc, học tập và dễ dẫn đến kiệt sức. Về lâu dài, thiếu ngủ còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác với sức khỏe.

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị các căn bệnh phổ biến có thể gây khó ngủ. Nguy cơ mất ngủ sẽ cao hơn với những người cần dùng các loại thuốc này để duy trì sức khỏe.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời gian tập thể dục tốt cho người ngồi nhiều- Ảnh 2.

Thuốc chẹn beta giúp điều trị các bệnh tim mạch đôi khi có thể gây khó ngủ

Nếu nghi ngờ thuốc mình đang uống đang ảnh hưởng đến giấc ngủ thì hãy thảo luận với bác sĩ. Giải pháp đơn giản nhất có lẽ là tranh thủ uống thuốc sớm hơn trong ngày, từ đó làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các loại thuốc thường gặp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ gồm:

Thuốc chẹn beta. Thuốc chẹn beta đóng vai trò quan trọng giúp điều hòa huyết áp cao và nhịp tim không đều. Thuốc giúp làm chậm nhịp tim, từ đó ngăn tim phải làm việc quá sức. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng làm giãn động mạch và tĩnh mạch, giúp máu lưu thông hiệu quả hơn, nhờ đó ngăn rủi ro phình động mạch và bệnh tim.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc chẹn beta cũng có thể khiến bạn khó ngủ. Nguyên nhân là do một trong những tác dụng phụ của thuốc làm giảm nồng độ melatonin tự nhiên của cơ thể. Melatonin là loại hoóc môn giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. Nếu thuốc chẹn beta ức chế melatonin thì sẽ khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.7.

Cách giảm cân không cần ăn kiêng

Thừa cân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây hại cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhiều người tìm đến các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để giảm cân nhanh chóng, nhưng kết quả thường không bền vững.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thời gian tập thể dục tốt cho người ngồi nhiều- Ảnh 3.

Nên nhai kỹ khi ăn

Dưới đây là một số cách giúp giảm cân mà không cần ăn kiêng.

Nhai kỹ thức ăn. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Appetite, khi nhai kỹ, não bộ sẽ có đủ thời gian nhận tín hiệu no, giúp bạn ăn ít hơn. Những người ăn chậm thường có chỉ số BMI thấp hơn so với người ăn nhanh.

Bên cạnh đó, nhai chậm còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Để hình thành thói quen này, hãy thử đếm số lần nhai mỗi miếng ăn.

Sử dụng đĩa nhỏ. Việc sử dụng đĩa lớn có thể khiến chúng ăn nhiều hơn mà không hề hay biết. Lý do là phần ăn sẽ trông nhỏ hơn trên một chiếc đĩa lớn, khiến bạn thường thêm thức ăn vào.

Ngược lại, đĩa nhỏ sẽ khiến phần ăn trông đầy đặn hơn, giúp chúng ta kiểm soát lượng thức ăn hiệu quả. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Source link

Bạn có thể thích

Translate »