Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Gia tăng số ca nhiễm tay chân miệng, Đà Nẵng tăng cường phòng chống

Gia tăng số ca nhiễm tay chân miệng, Đà Nẵng tăng cường phòng chống

bởi flsvn


Số ca bệnh tăng gấp 2 lần

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 21.4, tổng số ca bệnh tay chân miệng tại 7 địa bàn quận, huyện của TP là 308 ca, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước (160 ca). Trong đó, địa bàn có số cao nhất là Q.Ngũ Hành Sơn với 71 ca; xếp sau đó là Q.Cẩm Lệ 53 và H.Hòa vang 49 ca…

Ngành y tế Đà Nẵng tuyên truyền về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống bệnh tại trường mầm non

Ngành y tế Đà Nẵng tuyên truyền về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống bệnh tại trường mầm non

CDC Đà Nẵng nhận định, mặc dù số ca bệnh tăng gấp đôi so với năm trước, tuy nhiên con số 308 ca không đáng lo ngại và các ca mắc chủ yếu là bị nhẹ, chưa có trường hợp bị nặng. Trên thực tế, số ca mắc có thể còn cao hơn vì trường hợp trẻ em bị mắc sẽ ở nhà chứ không đến trường.

Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết thêm, theo chu kỳ hàng năm, đây là thời điểm đang vào đỉnh dịch thứ nhất trong năm (thông thường mỗi năm có 2 đỉnh dịch tay chân miệng: từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 11). Dự báo tình hình bệnh tay chân miệng tại TP.Đà Nẵng có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian đến.

Mới đây, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng lây lan, nhất là trong các cơ sở giáo dục mầm non, Trung tâm Y tế H.Hòa Vang (địa phương có 1 ổ dịch nhỏ) đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác giám sát, hỗ trợ phòng bệnh tay chân miệng tại các điểm trường mầm non.

Trong đợt này, Trung tâm đã thực hiện giám sát, hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại 11 điểm, trong đó gồm 7 trường mầm non công lập và 4 trường mầm non tư thục.

Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh

Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh

Kiểm soát bệnh đối với các cơ sở mẫu giáo

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP.Đà Nẵng đề nghị Phòng GD-ĐT, Phòng Y tế, UBND các xã, phường phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế quận, huyện, Trạm Y tế xã, phường thành lập đoàn kiểm tra tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ việc triển khai các biện pháp phòng, chống, xử lý, kiểm soát bệnh tay chân miệng đối với các cơ sở mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, các trường tiểu học nhất là tại các trường học có học sinh bán trú.

Ngành chức năng hướng dẫn, yêu cầu tất cả các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, các trường tiểu học trên địa bàn phối hợp với các cơ sở y tế địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, xử lý bệnh tay chân miệng với phụ huynh, gia đình trẻ, giáo viên, nhân viên, người lao động tại trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ.

Nhân viên y tế Trung tâm Y tế H.Hòa Vang giám sát, hỗ trợ phòng chống tay chân miệng tại các trường mầm non

Nhân viên y tế Trung tâm Y tế H.Hòa Vang giám sát, hỗ trợ phòng chống tay chân miệng tại các trường mầm non

Các cơ sở mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, các trường tiểu học phối hợp với các cơ sở y tế địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, xử lý bệnh tay chân miệng với phụ huynh, gia đình trẻ; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời; đồng thời giám sát chặt chẽ những trẻ nghi ngờ mắc bệnh để sớm cách ly không để dịch bệnh lây lan.

Sở Y tế TP.Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ về mặt chuyên môn trong công tác giám sát, điều tra, báo cáo, xử lý ca bệnh, ổ dịch tay chân miệng…; tăng cường phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm định type, nhất là những trường hợp tay chân miệng phân độ IIb1, IIb2, nặng, nguy kịch…

CDC Đà Nẵng thông tin, bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh dễ lây lan nhất là nếu do Enterovirus 71 (EV71) gây ra.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tự khỏi chiếm khoảng trên 90% trường hợp Tuy nhiên, một số trường hợp, trẻ có thể diễn tiến nặng với các biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, thân não gây ra suy hô hấp; ảnh hưởng tới tim gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.

Trẻ mắc tay chân miệng ban đầu sẽ nổi bóng nước. Nếu bóng nước ở trong miệng thì vỡ ra thành vết loét, còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần. Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 – 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau đó thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi.

Khi chăm sóc trẻ bệnh, người chăm sóc cần theo dõi kỹ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ chuyển bệnh nặng, chuyển lên các cơ sở y tế để sớm điều trị.



Source link

Bạn có thể thích

Translate »