Trang Chủ Tin TứcSức Khỏe Cách nhận biết củ gừng bắt đầu hỏng

Cách nhận biết củ gừng bắt đầu hỏng

bởi flsvn


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Uống nước đá giải khát mùa nắng nóng có tốt?; Phát hiện thêm tác hại không ngờ của nhiệt độ cao; Uống nước vào lúc nào là tốt nhất trong ngày?…

Dấu hiệu cảnh báo củ gừng không còn dùng được

Gừng là loại thực vật có mùi hương rất đặc trưng và có tính kháng viêm, chống ô xy hóa mạnh mẽ. Sau khi mua, gừng có thể lưu trữ được rất lâu. Nhưng để tận dụng tối đa các dưỡng chất có lợi trong gừng, chúng ta cần biết đâu là trạng thái tốt nhất của gừng.

Gừng được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt trong đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể dùng gừng tươi, bột gừng để làm món mặn, món ngọt hay món nước đều được.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết củ gừng bắt đầu hỏng- Ảnh 1.

Củ gừng tươi thì phần thịt sẽ có màu vàng nhạt và mọng nước

Trong 100 gram gừng có khoảng 2 gram chất xơ, 1,8 gram protein, 13 mg natri, 415 mg kali cùng các dưỡng chất khác như vitamin C, B6, sắt, magiê, chất chống ô xy hóa. Một trong những chất chống ô xy hóa mạnh của gừng là gingerol. Đây là chất có đặc tính chống viêm và giảm đau. Chính nhờ đó mà gừng trở thành một phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau nhức cơ do hoạt động thể chất.

Gừng còn được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch, chống buồn nôn và cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy gừng giúp kiểm soát đầy hơi và hỗ trợ thức ăn đi qua dạ dày tốt hơn. 

Trạng thái tốt nhất của củ gừng là khi chúng còn tươi và mọng nước. Gừng tươi sẽ có vỏ mềm, phần thịt củ gừng chắc và căng. Nếu dùng tay bẻ thì thấy bên trong củ gừng mọng nước, thậm chí có thể bắn một ít nước ra ngoài. Trong trường hợp thịt củ gừng mềm thì có thể là dấu hiệu nó bắt đầu hỏng. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 11.4.

Phát hiện thêm tác hại không ngờ của nhiệt độ cao

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet Planetary Health phát hiện thêm một tác hại bất ngờ của thời tiết nóng bức.

Theo đó, khí hậu nóng làm trầm trọng thêm bệnh thận mạn tính. Căn bệnh mà cứ 10 người thì có 1 người mắc phải, khiến họ phải chạy thận nhân tạo. Đây là nghiên cứu trung hạn, toàn cầu đầu tiên về mối quan hệ giữa bệnh thận mạn tính và nhiệt độ.

Hành tinh đang ngày càng nóng hơn do biến đổi khí hậu

Hành tinh đang ngày càng nóng hơn do biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học tại University College London (UCL) và Trường Y học Nhiệt đới London (Anh) đã tiến hành thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ tiếp xúc với nhiệt độ cao ảnh hưởng thế nào đến chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.

Nghiên cứu bao gồm 4.017 bệnh nhân thận mạn tính tham gia ở 21 quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật và Việt Nam…

Kết quả cho thấy những bệnh nhân sống ở vùng khí hậu rất nóng bị suy giảm chức năng thận thêm 8% mỗi năm so với những người sống ở vùng khí hậu mát mẻ.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Ben Caplin, từ khoa Y UCL, cho biết: Phát hiện của chúng tôi cho thấy tiếp xúc với nắng nóng quá mức sẽ khiến bệnh nhân bệnh thận mạn tính suy giảm chức năng thận nhanh hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.4.

Uống nước vào lúc nào là tốt nhất trong ngày?

Mọi tế bào trong cơ thể đều cần nước. Nước rất quan trọng đối với chức năng tiêu hóa, tim, phổi và não.

Mọi người đều biết rằng uống tám ly nước (mỗi ly 240 ml) mỗi ngày là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bạn có biết uống nước vào thời điểm nào là tốt nhất không?

Sau đây, các chuyên gia chỉ ra những thời điểm uống nước giúp phát huy tối đa hiệu quả.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nhận biết củ gừng bắt đầu hỏng- Ảnh 3.

Việc đầu tiên ngay khi thức dậy là hãy uống 1 – 2 ly nước

Ngay khi thức dậy. Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Krieger, nhà tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đại học Nam Florida (Mỹ), khuyên: Việc đầu tiên ngay khi thức dậy là hãy uống 1 – 2 ly nước. Uống nước lúc này có thể giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng, khởi động quá trình trao đổi chất, cung cấp nước cho cơ thể sau một đêm dài và giúp loại bỏ độc tố.

Trước và sau bữa ăn. Uống nước 30 phút trước bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa. Nó giúp kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa.

Ngoài ra, cô Melissa Mitri, chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Monroe, Connecticut (Mỹ), cho biết uống nước trước bữa ăn có thể giúp cảm thấy no hơn và ngăn ngừa ăn quá nhiều.

Trong khi đó, uống nước vào 1 tiếng sau bữa ăn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

Khi cơn buồn ngủ buổi chiều ập đến. Thay vì uống cà phê để trị cơn buồn ngủ vào buổi chiều, hãy uống nước, vì cà phê có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nguyên nhân gốc rễ của cơn buồn ngủ có thể là do mất nước. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!



Source link

Bạn có thể thích

Leave a Comment

Translate »